Trong sản xuất nông nghiệp, để có được vụ mùa đạt năng suất cao bà con đã phải bỏ ra thời gian, công sức và chi phí đầu tư lớn. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nhà nông luôn gặp phải các vấn đề là những tác nhân gây mất mùa như thời tiết khí hậu không thuận lợi, ngập lụt, khô hạn, sâu bệnh hại. Đặc biệt phải kể đến là các loài côn trùng gây hại như sâu, rầy, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ,… đây luôn là nỗi lo lắng lớn của bà con bởi chúng có thể xuất hiện và gây hại quanh năm. Sự xuất hiện của các loài côn trùng gây hại này đã làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời khi các loài côn trùng này phát triển với mật độ cao thì sẽ rất khó để xử lý. Bên cạnh đó, những vết thương do côn trùng để lại là điều kiện cho các loài vi khuẩn và nấm xâm nhập gây ra nhiều loại bệnh cho cây.

Cây cà phê là một trong những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân canh tác. Cà phê là một trong số các loại mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cà phê trở thành loại thức uống phổ biến và nhận được nhiều sự yêu thích không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Việt Nam may mắn được thiên nhiên ưu ái có khí hậu và những vùng đất trồng được loại cây này. Tuy nhiên hiện nay nhiều vườn cà phê của bà con đang gặp phải hiện tượng vàng lá thối rễ, đã làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất gây thiệt hại kinh tế của bà con. Xin kính mời quý bà con theo dõi bài viết sau đây để biết được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cây cà phê.

Cây chôm chôm có nguồn gốc bắt đầu từ Đông Nam Á, là loại trái cây được ưa chuộng không chỉ có hương vị ngọt, thơm ngon mà còn mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ rất có lợi cho sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch,… Cây chôm chôm đã đem lại giá trị kinh tế cao và được xuất khẩu ra nước ngoài. Những năm gần đây, diện tích trồng chôm chôm đang dần được mở rộng dẫn đến việc vườn chôm chôm đã bị nhiều loại côn trùng và nấm bệnh gây hại tấn công, trong đó rệp sáp là một trong những loại côn trùng đã tấn công vườn cây chôm chôm làm cho năng suất và chất lượng cây trồng bị sụt giảm, gây tổn thất kinh tế cho nhiều bà con canh tác. Xin mời quý bà con cùng Thiên Hà WTO theo dõi bài viết ngày hôm nay để biết theo về cách phòng trừ rệp sáp hây hại cho cây chôm chôm.

Chôm chôm thuộc loại cây ăn trái được ưa chuộng bởi vị ngọt. Trái chôm chôm có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết rất có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, cây chôm chôm được trồng phổ biến ở nhiều nơi, đã mang giá trị kinh tế cao cho người nông dân canh tác. Cũng như các loại cây trồng khác, sau mỗi vụ thu hoạch cây cần được chăm sóc tốt để phục hồi do cây đã bị suy yếu, kiệt sức sau thời gian nuôi hoa và nuôi trái. Chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch có vai trò quan trọng giúp phục hồi cây, nâng cao năng suất và chất lượng cho vụ mùa tiếp theo, Xin kính mời quý bà con nhà vườn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm sau thu hoạch.

Cây bắp được xem là một trong những cây ngũ cốc phổ biến và đây cũng là loại cây lương thực quan trọng chỉ đứng thứ hai sau cây lúa. Bắp là loại cây trồng ngắn ngày, thích hợp với loại khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới, dễ canh tác, sống được trên nhiều loại đất nhưng cần biết kỹ thuật trồng bắp đúng cách để cho năng suất cao nhất.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp rất phát triển, nước ta nhờ có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa thuận lợi, đất trồng màu mỡ nên thích hợp trồng được rất nhiều loại rau màu, hàng năm nước ra đã xuất khẩu một lượng lớn rau màu ra nước ngoài và đã đem về thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân canh tác. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau luôn gặp phải nhiều loại bệnh tấn công, trong đó có bệnh khảm, còn được gọi là bệnh xoắn đọt, xoắn lá, gù đầu đây là một loại bệnh phổ biến trên cây trồng, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng thương phẩm, gây ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nông dân. Bệnh khảm có những triệu chứng ra sao, nguồn gốc từ đâu và cách phòng trừ thế nào thì xin mời quý bà con theo dõi bài viết dưới đây.

Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là việc làm cần thiết để đảm bảo năng suất cây trồng. Thuốc BVTV là hỗn hợp các chất hoặc các chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng, trừ các loại côn trùng, nấm bệnh và vi khuẩn gây hại cây trồng và nông sản. Thuốc BVTV đã mang đến nhiều lợi ích giúp cho bà con trong quá trình canh tác, giúp phòng trừ và kiểm soát các loại sâu bệnh gây hại, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Nếu sử dụng thuốc BVTV đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV hay sử dung không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều hậu quả như gây ra tình trạng kháng thuốc, dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư trên nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; làm tăng nguy cơ về an toàn thực phẩm. Làm ảnh hưởng đến các loại thiên địch và vi sinh vật có ích là điều kiện để dịch bệnh phát triển, làm tăng chi phí sản xuất. Gây ô nhiễm môi trường, làm nguồn nước, đất đai không khí bị nhiễm độc. Để sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, nhà nông cần phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng bao gồm: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly và thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng về đúng nơi quy định; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.

Các loại quả của cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi,… rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và mang đến lợi ích về sức khỏe, cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cây có múi cũng góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Chính vì thế diện tích trồng cây có múi tại các tỉnh đang dần tăng lên. Để cây phát triển tốt và cho năng suất cao đòi hỏi bà con phải bỏ công chăm sóc và chi phí đầu tư lớn. Trong suốt quá trình phát triển từ giai đoạn từ cây con đến cây trưởng thành cây có múi không tránh khỏi tình trạng bị các loại nấm bệnh tấn công. Khi cây nhiễm bệnh sẽ làm giảm năng suất, gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, làm giảm giá trị thương phẩm của trái và gây thiệt hại về kinh tế cho nhà vườn. Để đảm bảo chất lượng quả và năng suất mùa vụ, bà con cần nắm được cách nhận biết bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay để cùng tìm hiểu về các loại bệnh thường gặp trên cây có múi.