Hiện nay, sầu riêng không chỉ là một loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà vườn để thay đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, sầu riêng là loại cây trồng rất khó để chăm sóc, đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao và rất dễ bị các loại nấm bệnh và vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, khi thời tiết bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển và gây hại cho cây sầu riêng. Trong đó, bệnh đốm lá mắt cua hay còn có tên gọi khác là bệnh đốm nâu là một trong những căn bệnh xuất hiện và gây hại phổ biến. Bệnh gây hại làm lá bị rách dẫn đến giảm diện tích quang hợp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, quả không đạt chất lượng.

Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Để cây cà phê phát triển ổn định mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cà phê rất quan trọng. Trong đó, rệp sáp là một trong những loại sâu bệnh hại cà phê thường gặp nhất. Chúng gây hại trên diện rộng, không chỉ gây mất năng suất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thành phẩm.

Vào thời điểm chuyển giao từ mùa nắng sang mùa mưa như hiện nay, cây sầu riêng rất dễ bị các loại nấm bệnh tấn công. Bên cạnh việc chăm sóc tốt cho cây thì việc quản lý nấm bệnh cũng cần được nhà vườn đặc biệt chú ý đến. Một trong những loại bệnh thường gặp nhất trên vườn cây sầu riêng là bệnh nấm hồng, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cây dẫn đến giảm chất lượng và năng suất của cây nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Các loại quả của cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi,… rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và mang đến lợi ích về sức khỏe, cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cây có múi cũng góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Chính vì thế diện tích trồng cây có múi tại các tỉnh đang dần tăng lên. Để cây phát triển tốt và cho năng suất cao đòi hỏi bà con phải bỏ công chăm sóc và chi phí đầu tư lớn.

Cà phê là loại nông sản thuộc nhóm cây công nghiệp, có diện tích trồng lớn. Hằng năm cà phê đều được xuất khẩu với số lượng rất lớn và mang lại thu nhập ổn định cho bà con. Cà phê nhận được nhiều sự yêu thích kể cả trong nước và ngoài nước bởi hương vị riêng biệt. Không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế, cây cà phê còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái bởi cà phê rất thích hợp được trồng ở đất đồi. Để cây cà phê phát triển tốt và cho năng suất cao thì việc chăm sóc cây là rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề quản lý sâu bệnh gây hại. Hiện nay, thời tiết đang dần bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại. Trong đó, bệnh rỉ sắt là loại bệnh nguy hiểm cho cây bởi khi mắc bệnh có thể làm giảm năng suất cây trồng dẫn đến mùa vụ của bà con bị tổn thất.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại luôn là mối nguy hại cho tất cả các loại cây trồng trong đó có cây sầu riêng. Thời tiết dù vào mùa mưa hay mùa khô đều sẽ có sự xuất hiện của các loại sâu bệnh hại và gây hại xuyên suốt trong mọi giai đoạn phát triển của cây gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Đặc biệt là trong giai đoạn nuôi trái, vì đây là thời điểm quyết định đến năng suất, phẩm chất và chất lượng trái. Do đó, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái là rất quan trọng. Xin mời bà con cùng THIÊN HÀ WTO theo dõi bài viết hôm nay để tìm hiểu về những loại sâu bệnh hại thường gặp trên trái sầu riêng và biện pháp phòng trừ.

Bước vào giai đoạn mùa mưa, bà con thường phải đối mặt với tình trạng nấm phát triển mạnh trong vườn sầu riêng của mình. Với điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, lượng mưa lớn, mật độ che phủ rộng và ẩm thấp, nấm rất dễ sinh sôi và phát triển đặc biệt là bệnh thối trái sầu riêng, hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều bà con trồng sầu riêng quan tâm. Tốc độ lây lan bệnh rất nhanh, khiến cho năng suất chất lượng trái giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu không phát hiện kiệp thời sẽ gây ra hậu quả nặng nề như mất mùa và để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng trị mời bà con theo dõi cùng THIÊN HÀ WTO

Mùa mưa đang là nỗi lo đối với bà con là thời gian khó khăn nhất để trồng và chăm sóc rau màu vì lượng nước mưa lớn và thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề như làm ngập lụt khu vườn, gây ra sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây, làm giảm khả năng thoát nước của đất, và còn có thể làm cho rễ cây bị ngạt nước. Nấm bệnh sinh sôi và phát triển nhanh nhưng bênh cạnh đó mùa mưa độ ẩm cao là môi trường cho các loại côn trùng tấn công ,gây hại và đặc biệt trong đó có ốc sên, ốc sên vừa có lợi cho con người , các động vật ăn thịt , mà cũng vừa có hại , nhất là gây hại cho cây trồng, ốc sên là loài gây hại trên nhiều loại cây, hoa màu chúng tấn công trên các bộ phận non của cây, tốc độ tàn phá nhanh để lại hậu quả thảm sầu , làm cây chậm phát triển ,ảnh hưởng đến sự sinh tồn của cây, năng xuất và kinh tế , để tìm hiểu về loài ốc này và cách phòng trị ra sao mời quý bà con theo dõi cũng THIÊN HÀ WTO trong bài viết sau đây: