Trong những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng đang dần tăng lên bởi đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có hương vị thơm ngon nhận được nhiều sự yêu thích. Tuy nhiên, để cây sầu riêng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại và cho năng suất cao thì đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật chăm sóc kĩ càng, quy trình rõ ràng, bởi trong quá trình phát triển cây sầu riêng phải đối mặt với nhiều loại sâu bệnh gây hại, thời tiết bất lợi, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật canh tác như nước tưới, dinh dưỡng,…

Khổ qua hay còn có tên gọi khác là mướp đắng, thuộc họ bầu bí là một loài thực vật được trồng rộng rãi, và cũng được xem là một vị thuốc đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, các dịp lễ tết hay trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình đều có loại quả này. Khổ qua có tính hàn, mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan,…

Trong thời gian gần đây, cây mít đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Mít được yêu thích bởi có mùi thơm đặc trưng và độ ngon ngọt, mềm giòn cuốn hút vị giác tự nhiên. Mít là loại cây dễ trồng, có khả năng thích nghi tốt, nhẹ chi phí đầu tư và ít tốn công chăm sóc nên diện tích trồng mít ngày càng tăng. Tuy nhiên, trên cây mít thường hay xuất hiện chứng bệnh xơ đen khiến nhiều nhà vườn đau đầu.

Hồ tiêu là loại cây trồng thuộc tính bền bỉ, sống lâu năm, mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định cho người dân hàng năm. Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh tự phát cho cây tiêu không ngừng tăng lên. Đó cũng là yếu tố góp phần làm các loại dịch hại có điều kiện phát sinh, phát triển. Trong đó, thán thư là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng, dễ nhiễm , thường xuất hiện trên tất cả các loại cây như : cây ăn quả, cây rau màu , cây kiểng,..v..v.. và đặc biệt hơn là bệnh thán thư trên cây tiêu, loại bệnh này gây hại trên nhiều vườn tiêu và làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của tiêu. Để hiểu hõ hơn về bệnh thán thư trên cây tiêu mời bà con theo dõi hết video để biết được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trị loại bệnh này.

Vào thời điểm nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao như hiện nay là nỗi bận tâm của nhiều nhà vườn bởi tình trạng đất bị khô hạn thiếu độ ẩm dẫn đến cây bị thiếu nước gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bên cạnh đó một số nhà vườn chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc sầu riêng vào mùa nắng nóng, nhiệt độ thời tiết nắng nóng cao sẽ làm cháy rễ, cây thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng cây bị suy yếu, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây. Do đó, việc phục hồi cây sầu riêng bị suy yếu do khô hạn cháy rễ là rất cần thiết.

Rau màu là loại thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất, chất xơ, tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rau màu cũng luôn phải đối mặt với tình trạng bị sâu bệnh hại tấn công. Trong đó, dễ xuất hiện nhất là sâu vẽ bùa là một trong những loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây rau màu, gây ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Để cây cà phê phát triển ổn định mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cà phê rất quan trọng. Trong đó, rệp sáp là một trong những loại sâu bệnh hại cà phê thường gặp nhất. Chúng gây hại trên diện rộng, không chỉ gây mất năng suất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thành phẩm.

Rong rêu bám trên thân cây trồng là hiện tượng phổ biến, xuất hiện rất nhiều trên những vườn cây lâu năm, vườn rậm rạp, không thông thoáng và xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Rong rêu không gây nhiều tác hại cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu rong rêu phát triển quá dày đặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trao đổi chất của cây.